5 sự thật cần biết về bệnh vảy nến

5 sự thật cần biết về bệnh vảy nến bạn cần biết để an tâm diều trị và có tâm lý thoải mái hơn về bệnh vảy nến.

5 sự thật cần biết về bệnh vảy nến

Nhiều lầm tưởng về vảy nến đang khiến bệnh nhân đau đớn gấp bội. Điều đó khiến họ dễ dàng nghĩ đến cái chết, từ bỏ cuộc chiến với căn bệnh này.

Vảy nến khiến khoảng 2 triệu người Việt chịu đựng những đau đớn và phiền toái. Dưới đây là 5 sự thật cần biết về căn bệnh này.

 

Bệnh vảy nến không thể chữa khỏi?

PGS.TS Lê Hữu Doanh, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết vảy nến là bệnh mạn tính dai dẳng, tiến triển từng đợt. Đến nay, thế giới chưa tìm phương pháp điều trị hoàn toàn bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ có thể kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh nếu người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị.

Bệnh nhân sẽ phải chung sống với những đau đớn, khó chịu của bệnh cả đời. Do đó, nhiệm vụ của các bác sĩ là điều trị giảm thiểu những triệu chứng khó chịu và biến chứng trong người cho bệnh nhân, giúp họ chung sống hòa bình với căn bệnh.

 

 

Ai cũng có thể mắc bệnh vảy nến?

Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Phượng, Phó trưởng khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho hay vảy nến được biết đến cách đây hàng chục năm, nhưng người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân thực sự của nó, chỉ biết rằng bất cứ ai cũng có thể mắc.

Bệnh vảy nến thường xuất hiện ở tuổi ngoài 20, có thể gặp ở người lớn tuổi ngoài 50, đôi khi ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi và nếu ở tuổi này thì thường có yếu tố gia đình với biểu hiện bệnh nặng hơn, kéo dài hơn. Tỷ lệ bệnh ở nam và nữ như nhau.

Cơ chế sinh bệnh vảy nến bao gồm yếu tố gen di truyền, rối loạn yếu tố miễn dịch, và yếu tố ngoại cảnh (nhiễm khuẩn, chấn thương, thuốc, thức ăn). Ngoài ra, các yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn là sang chấn như gãi, chà xát mạnh. Nhiễm trùng mà thường là nhiễm liên cầu. Căng thẳng, sử dụng thuốc corticosteroid, lithium, các thuốc chống sốt rét, interferon, rượu bia có thể làm bệnh tăng nặng.

 

Vảy nến không lây?

Theo ông Trần Hồng Trường - Chủ tịch Hội Vảy nến Việt Nam - do sợ bị lây nên hầu hết người bị bệnh vẩy nến đã bị chồng, vợ bỏ, trẻ con đến trường bị trêu chọc, khiến họ luôn phải giấu mình, sợ người khác biết. Đây là một thực tế đáng buồn.

Bệnh bộc lộ ở những vùng da hở, khiến nhiều người còn hiểu lầm đây là bệnh có thể lây nhiễm. Thực chất, vảy nến là bệnh hoàn toàn không lây. Việc tiếp xúc không khiến người khác mắc bệnh.

Đại hội đồng Y tế thế giới lần thứ 67 khẳng định vảy nến là bệnh mãn tính, không lây, chưa rõ nguyên nhân và cũng chưa có phương pháp chữa khỏi”, ông Trần Hồng Trường cho hay.

 

Thuốc nam chỉ làm bệnh vảy nến nặng thêm

Bác sĩ Nguyễn Minh Hường, khoa Điều trị Bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho hay hiện nhiều bệnh nhân phải đi lại khám, điều trị nhiều lần nảy sinh tâm lý chán nản nên tìm đến phương pháp dân gian.

Tuy nhiên hậu quả của phương pháp điều trị không chính thống rất nặng nề. Nhiều bệnh nhân sau khi sử dụng thuốc nam, tổn thương nhanh khỏi, sau vài ngày hoặc một tuần sạch vảy nến. Tuy nhiên, chỉ cần dừng thuốc tổn thương sẽ bùng phát lại nặng nề. Khi đó, bệnh nhân có thể đang ở thể nhẹ, sẽ biến chứng sang vảy nến thể nặng như đỏ da toàn thân, thể mủ.

Việc sử dụng thuốc nam sẽ làm cho đáp ứng điều trị của bệnh nhân với thuốc thông thường kém. Vì thế, người bệnh sẽ đứng ở giữa vòng xoáy, không tin thuốc tây lại chuyển sang thuốc nam nhưng khi ngừng thuốc nam lại trở về thuốc tây. Tuy nhiên, thực tế khi người sử dụng thuốc nam có nhiều corticoid sẽ gây suy tuyến thượng thận và nhiều bệnh phụ như rối loạn chuyển hóa, tim mạch, loãng xương… Đó là những hệ lụy khi dùng thuốc không đúng với chỉ định của bác sĩ.

Giải pháp nào cho bệnh vảy nến?

        Hiện tại trên thế giới chưa có thuốc điều trị cho bệnh vảy nến. mà chỉ có thuốc làm giảm rõ rệt các triệu chứng do bệnh mang lại đó là loại kem trị vảy nến Dermovate Thái Lan làm giảm vùng da mẫn đỏ, hạn chế gây ngứa và da ít bị lột vảy. thơi gian bị tái phát lại vảy nến rất lâu.

 

 

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.”

 

Tham khảo them thông tin:

        Bệnh vảy nến và các câu hỏi liên quan đến vảy nến?

        Kem trị vảy nến Dermovate Thái Lan

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
Scroll